Ba yếu tố quan trọng, cơ bản nhất ảnh hưỡng tới chất lượng của một bức hình trong nhiếp ảnh là: ISO (độ nhạy sáng), Aperture (độ mở của ống kính), Shutter Speed (tốc độ cửa sập hay gọi nôm na là tốc độ chụp). Tất cả ba thông số trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện ánh sáng.
Quá trình tạo ra một bức ảnh về cơ bản là tiến trình hóa học mà ánh sáng được phơi (expose) vào phim (máy cơ đời cũ), hay bộ cảm biến (sensor) (máy kỹ thuật số) và ghi thành một tấm hình.
Quá trình tạo ra một bức ảnh về cơ bản là tiến trình hóa học mà ánh sáng được phơi (expose) vào phim (máy cơ đời cũ), hay bộ cảm biến (sensor) (máy kỹ thuật số) và ghi thành một tấm hình.
Trong máy ảnh có một thiết bị được gọi tên là màn chắn (diaphragm), chính thiết bị này có liên hệ trực tiếp tới độ mở (Aperture).
Những thiết lập Aperture khác nhau được gọi là f-stops thể hiện thông qua những con số mà bạn có thể thấy trong hình ngay bên dưới. Giá trị của các số này tỉ lệ nghịch với giá trị của độ mở (Aperture) hay f-stops. Ví dụ f-stops của f1.4 sẽ rất lớn trong khi f-stops của f16 thì lại rất nhỏ. Hầu hết các ống kính thông thường có thông số nằm trong khoảng từ f2 tới f16. Trong bài viết này tôi không có ý định đi sâu vào vấn đề kỹ thuật mà chỉ muốn giới thiệu một cách trực quan nhất, khi bạn thử nghiệm việc thay đổi thiết lập giá trị khác nhau với máy ảnh trên tay rồi so sánh những tấm hình chụp được, tự nhiên bạn sẽ có sự cảm nhận hoàn hảo hơn về vấn đề.
Những thiết lập Aperture khác nhau được gọi là f-stops thể hiện thông qua những con số mà bạn có thể thấy trong hình ngay bên dưới. Giá trị của các số này tỉ lệ nghịch với giá trị của độ mở (Aperture) hay f-stops. Ví dụ f-stops của f1.4 sẽ rất lớn trong khi f-stops của f16 thì lại rất nhỏ. Hầu hết các ống kính thông thường có thông số nằm trong khoảng từ f2 tới f16. Trong bài viết này tôi không có ý định đi sâu vào vấn đề kỹ thuật mà chỉ muốn giới thiệu một cách trực quan nhất, khi bạn thử nghiệm việc thay đổi thiết lập giá trị khác nhau với máy ảnh trên tay rồi so sánh những tấm hình chụp được, tự nhiên bạn sẽ có sự cảm nhận hoàn hảo hơn về vấn đề.
Thông thường khi tốc độ chụp (shutter speed) càng nhanh sẽ đòi hỏi một độ mở (Aperture) càng lớn để có thể cho phép đủ ánh sáng đi vào máy ảnh, và ngược lại với một tốc độ chụp càng chậm thì sẽ cần một độ mở nhỏ hơn để cản bớt lượng ánh sáng xâm nhập. Tốc độ chụp chính là thời gian cửa sập (shutter) được mở để cho phép ánh sáng vào máy ảnh, hay nó sẽ trả lời cho bạn câu hỏi, tấm ảnh được chụp trong bao lâu. Tốc độ chụp (shutter speed) luôn luôn được đo bằng đơn vị là giây.
Vậy còn ISO thì sao, trước tiên để minh họa cho ảnh hưỡng của thông số ISO bạn hãy xem hình bên dưới. Mỗi bức ảnh đều được chụp với cùng tốc độ là 1/250 của giây, độ mở được thiết lập như nhau thông qua thông số f5.6 trong khi đó ISO được thay đổi. Thông số ISO chỉ đơn giản thể hiện độ nhạy cảm của phim (máy thế hệ cũ), hay bộ cảm ứng (sensor) (máy kỹ thuật số) với ánh sáng. ISO càng thấp thì càng ít nhạy cảm với ánh sáng và ngược lại. Bạn có thể dễ dàng thấy từ những tấm hình ví dụ là với ISO 100 hình khá tối, ISO 400 trông có vẻ tốt hơn và khi ISO được chỉnh tới 1600 thì bức hình lại quá sáng. Tùy thuộc vào ISO bạn đang sử đụng mà tốc độ chụp (Shutter Speed) sẽ phải được điều chỉnh để cho phép một lượng ánh sáng vừa phải vào máy ảnh, giúp bạn đạt được hiệu ứng mong muốn.
Khi bạn đang ở trong một môi trường ánh sáng tràn trề, tốc độc chụp có thể nhanh hơn mà vẫn thu được những tấm ảnh rực rỡ. Thật ra sự đời không phải đơn giản như vậy, bởi loại của ánh sáng cũng gây ra những thay đổi và tác động hết sức phức tạp tới chất lượng của tấm ảnh, do ánh sáng thì luôn mang một nhiệt độ K (Kelvin) mà nhiệt độ thì lại không thể không ảnh hưỡng tới phim và bộ cảm ứng. Tuy nhiên vấn đề này lại có vẻ như hơi sâu với giới hạn bài viết muốn đề cập.
Bây giờ ta sẽ nói một chút về tầm quan trọng của tốc độ cửa sập (shutter speed). Thật ra nó hết sức đơn giản. Khi cửa sập của máy ảnh đóng và mở với tốc độc càng nhanh, bạn sẽ ít phải lo lắng về lỗi mờ của ảnh. Với hầu hết mọi người, tốc độ chụp khoảng 1/60 của giây là tốc độ chậm nhất mà họ có thể giữ máy ảnh một cách an toàn để chụp ảnh không bị nhòe do máy rung (camera shake) trong quá trình chụp. Nếu bạn đang chụp một đối tượng tĩnh hoặc đối tượng chuyển động chậm, tốc độ chụp (shutter speed) không thực sự quan trọng, bạn chỉ cần cầm chắc máy là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, nhưng nếu bạn đang chụp một đối tượng di chuyển nhanh và bạn không muốn đối tượng bị nhòe (blur) thì hầu như chắc chắn một tốc độ chụp cao sẽ rất quan trọng.
Trở lại với vấn đề ISO, như ta đã biết, ISO càng cao thì phim hay bộ cảm biến sẽ càng nhạy cảm hơn với ánh sáng. Có lẽ lúc này các bạn sẽ tự nhủ, vậy phải chăng ta nên cố gắng để sử dụng ISO cao nhất có thể? Câu trả lời là suy nghĩ đó không phải lúc nào cũng đúng. Chúng ta sẽ xem xét một khái niệm mới để lý giải điều này, nó được gọi là độ mịn của bức ảnh (grain).
Độ mịn (grain) là khái niệm rất quan trọng cho thấy bức ảnh của bạn mượt tới mức nào. Hầu như bạn sẽ không thể nhận ra sự khác biệt về độ mịn của những tấm ảnh ở kích thước cở 4x6, tuy nhiên ngay khi bạn có một tấm ảnh, bạn có nhu cầu phóng to nó ra, lập tức bạn sẽ thấy ISO trở nên rất quan trọng. ISO càng cao, bức ảnh của bạn sẽ trông gồ ghề, nhiều nhiễu và độ mịn càng thấp. Ở hình khuôn mặt người thiếu nữ trên, một tấm chụp ở ISO 100 và tấm kia chụp ở ISO 1600. Tấm hình đầu tiên nhìn mượt và mịn trong khi tấm thứ hai xuất hiện rất nhiều hạt nhiễu. Đối với người dùng thông thường, họ sẽ không cần phóng một tấm hình quá lớn, đôi khi họ chỉ đơn giản muốn một kích thước đủ để hiển thị trên facebook, trong tình huống đó từ hình gốc kích thước lớn thậm chí họ còn phải thu nhỏ nó lại, vậy hiện tượng rỗ hình này không phải lúc nào cũng gây ra rắc rối. Nhưng cho dù chỉ là người nghiệp dư, bạn vẫn có nhu cầu đôi khi thưởng thức thành quả của mình trên những màn hình lớn, hoặc in ra ở khổ to và treo lên tường tấm ảnh mà bạn tâm đắc. Thật không may nếu tấm ảnh yêu quý ấy được chụp với một phim ISO cao hay thiết lập ISO cao ở máy kỹ thuật số, kích thước phóng to sẽ bị giới hạn trước khi nó bắt đầu trong rất tệ về chất lượng. Kinh nghiệm cá nhân tôi nhận ra rằng trong điều kiện bình thường việc sử dụng ISO từ 400 - 500 trở xuống là tốt nhất. Những lý giải sâu hơn ở cấp độ chuyên nghiệp có lẽ sẽ được trình bày trong những bài viết tới.
Cuối cùng, trước khi kết thúc bài viết tôi nói về một khái niệm có phần huyền ảo và thu hút với hầu hết người dùng, đặc biệt là các cô gái thích làm mẫu chụp ảnh, đó là Độ Sâu của tấm hình (Depth of Field). Hãy bắt đầu bằng việc nhìn qua những bức ảnh bên dưới.
Cả ba tấm hình đều chọn bức tượng để đặt tiêu điểm (focus point). Trong tấm ảnh đầu tiên, ánh nhìn của người xem hầu như bị hút vào bức tượng. Điều này là do nền đã bị mờ và chìm ở phía sau. Với bức hình thứ hai, bạn vẫn chú ý tới bức tượng tuy nhiên có sự phân tâm hơn với những chi tiết khác. Bước sang hình cuối cùng, có lẽ bạn sẽ chú ý trước tiên tới cái hộp màu đỏ và bức tượng không còn là vật thể trung tâm nổi bật của bức ảnh nữa. Từ những điều rút ra ở trên, ta có thể thấy độ sâu của bức ảnh là yếu tố giúp phân biệt khu vực ở phía trước và phía sau của đối tượng được chọn làm tiêu điểm (focus). Mỗi tấm hình được chụp với cùng ISO nhưng tốc độ chụp và độ mở thì thay đổi khác nhau. Ta có thể nhận xét, nền trở nên ít mờ (rõ ràng) hơn khi độ mở (Aperture) nhỏ.
Độ sâu (Depth of Field) có lẽ là một trong những khái niệm rắc rối nhất với người mới, nếu bạn đọc sâu hơn về nó bạn sẽ thấy vấn đề sẽ trở nên khá phức tạp vì có nhiều những nhân tố khác nhau ảnh hưỡng tới độ sâu của một bức ảnh. Ví dụ một ống kính dùng chụp xa với tiêu cự dài (tele lense) sẽ nhạy hơn với độ sâu, trong khi những ống kính góc động (wide angle) thì lại ít tạo ra một độ sâu rõ ràng hơn. Cách dễ dàng nhất để nắm bắt được yếu tố này là mang máy ảnh ra và bắn phá với nhiều thiết lập độ mở (Aperture) khác nhau và khoảng cách từ máy tới đối tượng chọn làm tiêu điểm khác nhau, thử sai để tìm ra sự kết hợp tốt nhất như mong muốn.
Như vậy chúng ta đã đi qua sơ lược vài đặc tính cũng như khái niệm cơ bản về ISO, Aperture và Shutter Speed. Chúng ta rút ra ánh sáng là yếu tố, điều kiện nền tảng, quyết định chất lượng của tấm ảnh một cách vật lý. Các thông số trình bày ở trên, giúp định hướng ánh sáng, điều tiết lượng ánh sáng và mức phản ứng của thiết bị với ánh sáng. Giữa chúng có mối liên hệ, có sự ràng buộc và có các giới hạn, do vậy vấn đề đặt ra cho người cầm máy là làm sao hiểu, cảm nhận để có thể vận dụng tốt các thông số này trong máy ảnh của mình nhằm cho ra những tấm hình như mong đợi.
-- BIOZ --