Trước khi đi vào trình bày nội dung bài viết về những kỷ năng, công cụ cũng như kiến thức cần thiết để theo đuổi sự nghiệp chụp ảnh, tôi muốn khẳng định tôi không phải là photographer chuyên nghiệp, tôi chỉ là kẻ thích cầm máy và mong muốn chia sẻ những cảm nhận rất chủ quan về lĩnh vực này. Bài viết sẽ trả lời cho câu hỏi bạn cần gì để trở thành một người chụp ảnh, tùy theo mức độ từ chơi chơi cho tới làm thiệt, tùy mục đích, tùy theo điều kiện gia cảnh, tùy theo cái độ say mê và cảm nhận của chính bạn về nghệ thuật mà có sự gia giảm, điều chỉnh trọng tâm, ưu tiên thứ tự giữa các yếu tố cho thích hợp.
1. Trang bị:
Đương nhiên để có thể chụp ảnh bạn tối thiểu phải có một cái máy có khả năng bắt được hình ảnh. Nó đơn giản là điện thoại di động thông minh với máy ảnh tích hợp, máy ảnh chụp lấy liền (instant camera), máy ảnh du lịch nhỏ nhẹ được cầm gọn trong lòng bàn tay mà giang hồ hay gọi là máy ảnh compact, cũng có thể là máy ảnh không gương lật (mirrorless), hay máy DSLR bán chuyên cũng như chuyên nghiệp với ống kính thay thế được, ai sung hơn nữa và có xu hướng hoài cổ thì làm bạn với các dòng máy cơ dùng phim mà hiện đã dần thành dĩ vãng. Do không có ý định đi sâu vào giới thiệu thiết bị trong một bài viết mang tính tổng quan như thế này nên tôi chỉ ngắn gọn nói với các bạn, theo thứ tự từ trước tới sau, trọng lượng thiết bị sẽ tăng dần, độ đơn giản trong sử dụng sẽ giãm dần, riêng về chất lượng hình ảnh thì tôi không dám đảm bảo vì theo quan điểm của tôi máy ảnh chỉ là công cụ, còn bức ảnh ra như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng công cụ đó, cùng với những yếu tố sẽ được nói đến ở phía sau. Tuy nhiên máy ảnh càng theo hướng tiến về chuyên nghiệp sẽ giúp những cá nhân có khả năng dễ phát huy được sáng tạo, làm ra những bức ảnh đỉnh cao do ít bị các giới hạn vật lý mà thiết bị cùi mía đem lại.
Đôi khi tôi ước chụp ảnh chỉ cần có cái máy ảnh là đủ, nhưng đời hình như cũng chẳng bao giờ đơn giản, đi kèm với thiết bị chính là cái máy ảnh, bạn còn cần hàng lô xích xông những thứ đại loại là:
- Thiết bị gắn theo máy ảnh gồm đèn flash rời, bộ điều khiển từ xa, thẻ nhớ, chân máy ảnh (loại 3 chân (tripod) hay một chân (monopod)), hàng tá các kính lọc (filter), hàng chục thứ ống kính (lens), đầu chuyển (adapter, mount)...
- Rồi ngang trái hơn với lỉnh kỉnh các trang bị coi qua chả dính gì tới cái máy ảnh, gồm các thiết bị hỗ trợ dùng để điều khiển điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, phối cảnh) nhằm giúp tấm ảnh đạt được theo ý muốn như tấm hắt sáng (reflector), hộp tản sáng (soft-box), các loại phông màn, đèn, thiết bị đồng bộ đèn (flash sync) ...
- Phụ kiện bảo trì, bảo quản thiết bị như túi đựng, khăn, chổi quét, các loại dung dịch làm sạch ...
- Cuối cùng là vô số những thứ đồ chơi dùng làm cảnh, vật phụ họa trong tấm hình như hoa, thú nhồi bông, danbo, chai lọ, ...
Tạm thời tôi chỉ liệt kê và phân loại sơ sơ vậy để giúp các bạn có một cái nhìn tổng thể về trang thiết bị. Quá lôi thôi và rắc rối đúng không? tuy nhiên, tôi không nghĩ là các bạn nên lo lắng vì trang bị không bao giờ là đủ, mà cũng ít ai có đủ đô la để sắm hết tất cả mọi thứ, tùy theo nhu cầu, mục đích, tùy theo túi tiền mà bạn sẽ chọn đầu tư một cách thích hợp, theo trình tự thõa đáng.
2. Bố cục (composition)
là đặt các đối tượng, bố trí khung cảnh, thiết lập độ sâu từng vùng trong tấm hình sao cho hợp lý, thể hiện tốt nhất ý đồ của người chụp. Cũng giống trong hội họa, bố cục là yếu tốt theo tôi chiếm hết hơn một nữa giá trị của tấm hình. Bố cục có những nguyên tắc cơ bản như luật 3 (rule of third), các phép chiếu song song, vuông góc, phép chiếu hội tụ, đối xứng ... Chỉ cần tuân thủ và áp dụng tốt những nền tảng của bố cục, bạn đã có một tấm hình tối thiểu là dễ nhìn, thuận mắt, thõa theo cái cảm nhận thị giác thông thường của con người. Ngoài ra bạn có thể có những phá cách để tạo ra nét sáng tạo và sự độc đáo cho tác phẩm của mình.
Tham khảo: 9 Nguyên Tắc Bố Cục
Tham khảo: 9 Nguyên Tắc Bố Cục
3. Làm chủ thiết bị và Nền tảng kiến thức về chụp ảnh
Đây là hai yếu tố có liên quan hết sức mật thiết. Có hiểu các thuật ngữ cơ bản về ảnh như độ sâu DOF, độ mở, tiêu cự, cân bằng trắng, ... bạn mới dễ dàng hiểu thiết bị và điều chỉnh thông số trên thiết bị cho phù hợp. Tôi thành thật khuyên các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy rồi tuần tự làm theo trước khi vọc lung tung con cưng của mình, đương nhiên không ai nhớ hết tất cả các menu trong máy nhưng theo kinh nghiệm là bạn hãy cố gắng nắm bắt phong cách thiết kế phần mềm của thiết bị và nhớ những nút, vị trí thiết lập thông số cơ bản, từ đó dễ dàng có thể suy luận mà biết cách chỉnh. Ví dụ khi bạn dùng bộ phần mềm Office của microsoft thì cái nào cũng có menu chính chia ra thành mục như file thì có chức năng lưu, mở, tạo tài liệu, ... vậy chỉ cần nắm style đó, bạn dùng word được thì sẽ dùng power point được dễ dàng hơn. Làm chủ thiết bị không chỉ là sử dụng được thiết bị, nó còn là hiểu ưu nhược của cái mình sử dụng mà phát huy cho tốt, ví dụ đôi khi bạn có một cái lens bị lỗi focus lệch, vậy dùng thế nào cho nó focus đúng? chỉ có bạn, người chủ của nó mới biết và nên ráng để biết.
Tham khảo thêm:
Đây là hai yếu tố có liên quan hết sức mật thiết. Có hiểu các thuật ngữ cơ bản về ảnh như độ sâu DOF, độ mở, tiêu cự, cân bằng trắng, ... bạn mới dễ dàng hiểu thiết bị và điều chỉnh thông số trên thiết bị cho phù hợp. Tôi thành thật khuyên các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy rồi tuần tự làm theo trước khi vọc lung tung con cưng của mình, đương nhiên không ai nhớ hết tất cả các menu trong máy nhưng theo kinh nghiệm là bạn hãy cố gắng nắm bắt phong cách thiết kế phần mềm của thiết bị và nhớ những nút, vị trí thiết lập thông số cơ bản, từ đó dễ dàng có thể suy luận mà biết cách chỉnh. Ví dụ khi bạn dùng bộ phần mềm Office của microsoft thì cái nào cũng có menu chính chia ra thành mục như file thì có chức năng lưu, mở, tạo tài liệu, ... vậy chỉ cần nắm style đó, bạn dùng word được thì sẽ dùng power point được dễ dàng hơn. Làm chủ thiết bị không chỉ là sử dụng được thiết bị, nó còn là hiểu ưu nhược của cái mình sử dụng mà phát huy cho tốt, ví dụ đôi khi bạn có một cái lens bị lỗi focus lệch, vậy dùng thế nào cho nó focus đúng? chỉ có bạn, người chủ của nó mới biết và nên ráng để biết.
Tham khảo thêm:
4. Bí kíp và Kinh nghiệm: đọc, vọc, và trải nghiệm
Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm và những yếu quyết để thành công, chụp ảnh cũng vậy. Những tấm ảnh có độ sáng tạo cao, hiệu ứng đặc biệt luôn đòi hỏi bí kíp ít có trong sách vở. May cho bạn là ngày nay có rất nhiều diễn đàn người ta trao đổi với nhau những thứ thế này, việc thường xuyên tham gia để đọc và hỏi đáp kỷ thuật sẽ giúp bạn nâng mình lên một tầm cao mới trong chụp ảnh. Hãy luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi, tìm cách trả lời và thử tạo làm theo, ví dụ bạn thấy một tấm ảnh có con suối như một dãi lụa trắng mịn màng, bạn phải lập tức nghĩ "họ đã làm điều đó như thế nào? những kiến thức gì giải thích cho hiệu ứng ấy?". Từ những điều học hỏi được cộng với tích lũy cá nhân, một ngày không xa bạn sẽ thành cao thủ.
5. Chỉnh sửa, tăng cường chất lượng ảnh, xử lý hậu kỳ
Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm và những yếu quyết để thành công, chụp ảnh cũng vậy. Những tấm ảnh có độ sáng tạo cao, hiệu ứng đặc biệt luôn đòi hỏi bí kíp ít có trong sách vở. May cho bạn là ngày nay có rất nhiều diễn đàn người ta trao đổi với nhau những thứ thế này, việc thường xuyên tham gia để đọc và hỏi đáp kỷ thuật sẽ giúp bạn nâng mình lên một tầm cao mới trong chụp ảnh. Hãy luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi, tìm cách trả lời và thử tạo làm theo, ví dụ bạn thấy một tấm ảnh có con suối như một dãi lụa trắng mịn màng, bạn phải lập tức nghĩ "họ đã làm điều đó như thế nào? những kiến thức gì giải thích cho hiệu ứng ấy?". Từ những điều học hỏi được cộng với tích lũy cá nhân, một ngày không xa bạn sẽ thành cao thủ.
5. Chỉnh sửa, tăng cường chất lượng ảnh, xử lý hậu kỳ
Tùy theo cảm quan của bạn về tính thẩm mỹ cũng như thể loại ảnh bạn theo đuổi mà kỷ năng này sẽ cần thiết như thế nào. Trong nhiếp ảnh có những thể loại mang màu sắc nghệ thuật, thiết kế rất lớn, những bức ảnh ấy được tạo ra nhờ khối lượng xử lý hậu kỳ rất công phu. Tuy nhiên từ cấp độ sơ khai như cắt tỉa (crop), xoay, cân chỉnh màu đến những thao tác phức tạp như vẽ, ghép tốt nhất chúng ta cũng nên biết chút chút.
- Sai lầm trong suy nghĩ anti photoshop: nếu bạn có một chút kiến thức về máy kỹ thuật số thì bạn sẽ hiểu bên trong cái thiết bị ấy có một hệ thống phần mềm khá phức tạp làm nhiệm vụ nén ảnh, điều khiển ánh sáng, xử lý ảnh. Như vậy bản thân máy kỷ thuật số đã làm các thao tác tương tự như phần mềm photoshop, do vậy trước khi bạn bểu môi bảo "ôi xời lại photoshop rồi" thì bạn nên nhớ rằng câu này đôi khi khá vô nghĩa.
- Bản thân tôi là người say mê vẻ đẹp tự nhiên nhưng tôi buộc phải thừa nhận rằng, thao tác chỉnh sửa ảnh sau khi chụp là cần thiết. Lý do là rất khó để bạn có thể chụp ra những bức ảnh hoàn thiện mà không có tì vết, quản lý tốt hết các yếu tố thiết bị, ánh sáng, bối cảnh, môi trường là không hề dễ dàng, các công cụ hậu kỳ giúp người chụp tập trung vào giải quyết vấn đề phác thảo ý tưởng cùng với bắt những chi tiết quan trọng theo mong muốn. Như vậy việc dùng các công cụ như photoshop là hữu ích không bàn cãi, vấn đề chỉ nằm ở chổ bạn phải biết dùng thế nào cho chừng mực, hợp lý mà thôi.
6. Cảm nhận hay cảm xúc: của trời cho hay cần rèn luyện miệt mài, mọi lúc mọi nơi
Nếu coi việc nắm chắc kỹ thuật, hiểu rõ trang bị là phần xác thì cảm nhận và cảm xúc của bạn là phần hồn của quá trình tạo ra một tấm ảnh. Đương nhiên mỗi người dù có những cái nhìn khác nhau nhưng ít nhiều đều có cảm quan của riêng mình. Kiến thức, trang bị và kỷ năng sẽ mang đến cho bạn những tấm hình coi được, tuy nhiên tùy theo độ tinh tế trong cảm nhận và cảm xúc sẽ quyết định mức thăng hoa của tấm ảnh. Có người cho rằng đây là yếu tố mà trời sinh sao chịu nấy, vô phương thay đổi, nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, đây là thứ có thể cải thiện khá nhiều nhờ luyện tập.
- Chịu khó quan sát, hãy để cho đôi mắt của bạn hoạt động, hãy để cho sự tò mò của bạn trỗi dậy và hãy tập nhìn theo những hướng khác nhau: chụp ảnh là hoạt động dựa trên thị giác vậy làm sao bạn có thể nhận ra đâu là một góc máy đẹp, đâu là nét đặc sắc của thế giới xung quanh nếu bạn trang bị cho mình một đôi mắt đờ đẫn, bàng quang và vô cảm. Hãy chịu khó xoay xoay một cái ly khi bạn cầm nó lên, hãy nghĩ xem đôi chân cô gái bạn gặp đẹp như thế nào và nhận ra đôi mắt lay láy đầy xúc cảm của cô ấy.
- Xem ảnh, tích cực đánh giá và tiếp thu những nhận xét của cộng đồng: việc này giúp cảm thụ về ảnh ngấm dần vào huyết mạch bạn, có thể bạn sẽ không tức thời nhận ra sự tiến bộ của bản thân, tuy nhiên một lúc nào đó bạn nhìn lại tấm ảnh mà 3 năm trước bạn từng trầm trồ với một con mắt bình thản. Quá trình thu nạp này nên được kết hợp với các yếu tố đã nói ở các mục trên để tránh đi sai hướng, vì nếu bạn học một lý thuyết sai bạn có thể dễ dàng học lại, nhưng bạn bôi vào mình những cảm nhận lệch lạc về mỹ quan, bạn sẽ rất khó quay đầu.
- Hãy để tâm hồn bạn thư giãn, bay bổng, trái tim bạn tự do: Chữ đẹp khi gắn vào một tấm ảnh không hẵn lúc nào cũng đồng nghĩa với sự lung linh, huyền ảo, sắc màu rực rỡ. Đẹp còn là cái tinh thần, cái xúc cảm cô đọng bên trong đó. Có những bức ảnh khiến người ta suy nghĩ, rơi lệ, bàng hoàng, cũng có những bức ảnh khiến người xem rơi vào tịch liêu sâu lắng với một nước màu "xấu xí", phối cảnh mộc mạc, giản đơn. Có ai đó đã từng nói, cái đỉnh cao của chụp ảnh đó là khiến người xem đồng điệu được với tác giả, mà để người xem đồng điệu được, người chụp phải cảm nhận cái mình muốn lưu lại từ sắc tới thần.
- Trãi nghiệm của người chụp giúp tăng chiều sâu tấm ảnh: cảm nhận, cung bậc cảm xúc của con người đa phần có sẵn nhưng cần được kích hoạt qua trãi nghiệm. Bạn chưa từng đứng trên đỉnh núi cao chót vớt, ở bên vực sâu trăm mét làm sao hiểu cái hả hê, cái hứng khởi của một người chinh phục. Bạn chưa từng nhai những chén cơm khô khốc với canh chỉ nước cùng rau thì làm sao thấm cái vị mặn của cuộc sống. Không thấm, không hiểu, không đồng cảm được thì bạn cũng sẽ khó mà thể hiện nó qua những bức ảnh của mình.
7. Khoảnh khắc: May mắn hay kết quả của sự săn đuổi
Chúng ta đang sống trong một thế giới liên tục với thời gian lặng lẽ trôi, trong khi đó hình ảnh chỉ là một khoảnh khắc rời rạc của cái tiến trình đó. Cái gì đã qua không trở lại được, cảm xúc trôi đi trong tích tắc, vạn vật cũng không đứng yên. Có lẽ bạn sẽ nói khoảnh khắc là yếu tố không thể điều khiển hay khống chế, đúng vậy, tuy nhiên không nên học theo newton nằm đó đợi cái khoảnh khắc táo rơi trúng đầu. Hãy tạo điều kiện cho khoảnh khắc tới với bạn, hãy đi đi và đi, hãy vận động, và cho bạn cơ hội được gặp những khoảnh khắc đáng giá.
- Tri thức giúp đón bắt khoảnh khắc: một chút hiểu biết về thiên văn, địa lý, các công cụ hữu ích sẽ giúp bạn biết khi nào, ở đâu mặt trời sẽ xuống núi to như cái mâm đỏ, rực rỡ. Kiến thức về sinh học sẽ chẳng thừa khi nó nói cho bạn cách để theo một ả bướm một cách hiệu quả. Khả năng sử dung bản đồ, định vị giúp rất lớn cho việc tìm và tới được nơi bạn biết sẽ có tầm nhìn tốt. Có lẽ bạn đang thấy mệt mỏi và chán nãn tự hỏi, sao chỉ đơn giản là chụp ảnh mà lại dính líu dây mơ rễ má dữ vậy? như tôi đã nói ban đầu, việc của tôi là cho bạn cái nhìn đầy đủ, còn trong tổng thể đó, đi đâu, hướng nào, lên mức nào lại là lựa chọn của chính bạn.
- Tốc độ, sự nhạy cảm, thông minh, kỹ thuật và kỹ năng sẽ không lãng phí khoảnh khắc: đôi khi những khung hình đáng giá tới một cách bất ngờ và không dự báo. Bạn đang trên đường du hí, bạn thấy cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, nhưng bạn đâu phải lúc nào cũng có sẵn thiết bị, có tripod cho tình huống này, khi đó độ vững vàng trong cầm máy giúp bạn có cái khoảnh khắc ấy. Bạn bắt gặp một người mẹ đang trìu mến đỡ một cô bé té bên đường, cái khung hình ấy chỉ xuất hiện tính theo phút, khi đó độ thành thục trong thiết lập thiết bị, tốc độ bấm máy giúp bạn không bỏ phí một tấm ảnh đầy cảm xúc.
- Kiên nhẫn và lì lợm để đạt mục đích: trong các thể loại chụp ảnh, tôi ghiền nhất là ảnh tự nhiên (nature) và ảnh siêu vi (macro). Tôi rất nể những nhà nhiếp ảnh có thể chụp được những cảnh ngoạn mục như 2 chú đại bàng quần nhau trên bầu trời, hay chim mẹ đang ngậm con sâu đút cho chim con ăn. Để có những tấm hình đỉnh cao đó, nhiều khi các vị ấy phải làm lều, ăn dầm nằm dề mà kê ống kính chĩa vào cái tổ chim ngày này qua ngày khác, phải chịu đựng gió mưa, bẩn thỉu, rắn rết ... nhưng đổi lại, không phải ai cũng có may mắn vỡ òa khi tóm được vào máy của mình những giây đáng giá như vậy.
Có thể bạn đang thắc mắc, vậy với các tình huống chụp hình sắp đặt, trong điều kiện tạo dựng có kịch bản như chụp studio chẳng hạn thì yếu tố khoảnh khắc nằm ở đâu? Nó vẫn có, tôi lấy ví dụ nếu bạn chụp người thì khoảnh khắc nằm trong những khoảng phiêu của mẫu, đó là lý do có người chụp thì mẫu trông rạng rỡ, đầy biểu cảm, nhưng có kẻ chụp thì mặt mẫu lên hình cứ gọi là như ma nơ canh, đơ như cây cơ. Đây cũng là lý do mà đa phần các vị chụp theo phong cách studio hay có thói quen bấm máy không tiếc thương cửa sập, đơn giản là vị họ sợ lọt mất cái thần thường thoảng qua như gió ấy. Tôi đã theo một vài nhiếp ảnh gia chụp mẫu thì thấy rằng, các đồng chí ấy ngoài khả năng chụp ảnh còn có kỷ năng dẫn dụ mẫu, gài mẫu vào những tình huống hay khoảnh khắc rất mượt, tự nhiên mà họ mong muốn thông qua quá trình tương tác lúc chụp ảnh.
Chúng ta đang sống trong một thế giới liên tục với thời gian lặng lẽ trôi, trong khi đó hình ảnh chỉ là một khoảnh khắc rời rạc của cái tiến trình đó. Cái gì đã qua không trở lại được, cảm xúc trôi đi trong tích tắc, vạn vật cũng không đứng yên. Có lẽ bạn sẽ nói khoảnh khắc là yếu tố không thể điều khiển hay khống chế, đúng vậy, tuy nhiên không nên học theo newton nằm đó đợi cái khoảnh khắc táo rơi trúng đầu. Hãy tạo điều kiện cho khoảnh khắc tới với bạn, hãy đi đi và đi, hãy vận động, và cho bạn cơ hội được gặp những khoảnh khắc đáng giá.
- Tri thức giúp đón bắt khoảnh khắc: một chút hiểu biết về thiên văn, địa lý, các công cụ hữu ích sẽ giúp bạn biết khi nào, ở đâu mặt trời sẽ xuống núi to như cái mâm đỏ, rực rỡ. Kiến thức về sinh học sẽ chẳng thừa khi nó nói cho bạn cách để theo một ả bướm một cách hiệu quả. Khả năng sử dung bản đồ, định vị giúp rất lớn cho việc tìm và tới được nơi bạn biết sẽ có tầm nhìn tốt. Có lẽ bạn đang thấy mệt mỏi và chán nãn tự hỏi, sao chỉ đơn giản là chụp ảnh mà lại dính líu dây mơ rễ má dữ vậy? như tôi đã nói ban đầu, việc của tôi là cho bạn cái nhìn đầy đủ, còn trong tổng thể đó, đi đâu, hướng nào, lên mức nào lại là lựa chọn của chính bạn.
- Tốc độ, sự nhạy cảm, thông minh, kỹ thuật và kỹ năng sẽ không lãng phí khoảnh khắc: đôi khi những khung hình đáng giá tới một cách bất ngờ và không dự báo. Bạn đang trên đường du hí, bạn thấy cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, nhưng bạn đâu phải lúc nào cũng có sẵn thiết bị, có tripod cho tình huống này, khi đó độ vững vàng trong cầm máy giúp bạn có cái khoảnh khắc ấy. Bạn bắt gặp một người mẹ đang trìu mến đỡ một cô bé té bên đường, cái khung hình ấy chỉ xuất hiện tính theo phút, khi đó độ thành thục trong thiết lập thiết bị, tốc độ bấm máy giúp bạn không bỏ phí một tấm ảnh đầy cảm xúc.
- Kiên nhẫn và lì lợm để đạt mục đích: trong các thể loại chụp ảnh, tôi ghiền nhất là ảnh tự nhiên (nature) và ảnh siêu vi (macro). Tôi rất nể những nhà nhiếp ảnh có thể chụp được những cảnh ngoạn mục như 2 chú đại bàng quần nhau trên bầu trời, hay chim mẹ đang ngậm con sâu đút cho chim con ăn. Để có những tấm hình đỉnh cao đó, nhiều khi các vị ấy phải làm lều, ăn dầm nằm dề mà kê ống kính chĩa vào cái tổ chim ngày này qua ngày khác, phải chịu đựng gió mưa, bẩn thỉu, rắn rết ... nhưng đổi lại, không phải ai cũng có may mắn vỡ òa khi tóm được vào máy của mình những giây đáng giá như vậy.
Có thể bạn đang thắc mắc, vậy với các tình huống chụp hình sắp đặt, trong điều kiện tạo dựng có kịch bản như chụp studio chẳng hạn thì yếu tố khoảnh khắc nằm ở đâu? Nó vẫn có, tôi lấy ví dụ nếu bạn chụp người thì khoảnh khắc nằm trong những khoảng phiêu của mẫu, đó là lý do có người chụp thì mẫu trông rạng rỡ, đầy biểu cảm, nhưng có kẻ chụp thì mặt mẫu lên hình cứ gọi là như ma nơ canh, đơ như cây cơ. Đây cũng là lý do mà đa phần các vị chụp theo phong cách studio hay có thói quen bấm máy không tiếc thương cửa sập, đơn giản là vị họ sợ lọt mất cái thần thường thoảng qua như gió ấy. Tôi đã theo một vài nhiếp ảnh gia chụp mẫu thì thấy rằng, các đồng chí ấy ngoài khả năng chụp ảnh còn có kỷ năng dẫn dụ mẫu, gài mẫu vào những tình huống hay khoảnh khắc rất mượt, tự nhiên mà họ mong muốn thông qua quá trình tương tác lúc chụp ảnh.
-- BIOZ --